Giá trị Sò huyết

Sò huyết thương mại được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.[1]

Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre.... Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết...Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.

Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A,B1,B2,C;giá trị năng lượng 71,2 Kcal.[1]

Dân gian có câu: "Chưa ăn sò huyết, chưa biết Phú Yên" để khen ngợi chất lượng sò huyết ở vùng đất này.

Bệnh bệnh tả, viêm gan A và ngộ độc đồ biển có liên quan đến việc tiêu thụ sò bị ô nhiễm. Cua hạt đậu thường được tìm thấy bên trong sò huyết.[7]

Một số nhà khoa học Malaysia tìm thấy hàm lượng thấp 210Po và 210Pb trong tế bào của sò huyết.[8] Theo một báo cáo khác, trong sò huyết ở Muang, Rayong, Thái Lan còn có Cd với hàm lượng cao nhất là 0,731 μg/g.[9]

Thành phần nguyên tố trong vỏ sò huyết (ở bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia) gồm có canxi, cacbon, magiê, natri, phốt pho, kali, sắt, đồng, niken, kẽm, bo, và silic. Theo đó, Ca và C tồn tại ở dạng hợp chất với nhau (canxi cacbonat CaC), chiếm hơn 98,7% tổng hàm lượng khoáng. Mg, Na, P, K và các nguyên tố khác (Fe, Cu, Ni, B, Zn và Si) chiếm khoảng 1,3%.[10]

Liên quan